Chia sẻ Mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp! Bạn đã biết chưa?

chia sẻ mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp tại Học Món Việt

Một món ăn ngon không thể thiếu các loại gia vị đi kèm. Chất lượng gia vị góp một phần không nhỏ khiến món ăn đạt tới sự hoàn hảo, đánh thức vị giác, khứu giác và cái “thèm” của thực khách! Chính vì vậy, bài viết hôm nay Học Món Việt sẽ chia sẻ tới bạn đọc mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp!

Mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp

Muối

chia sẻ mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp muối tại Học Món Việt

Đến với mẹo đầu tiên trong những mẹo bảo quản 9 loại gia vị đầu tiên nào! Chắc hẳn bạn đã từng thấy lọ muối trong bếp bị chảy nước và vón cục rồi chứ? Làm thế nào để bảo quản muối khô ráo như lúc mới đổ từ gói muối ra? Rất đơn giản! Bạn hãy đạt 1 tờ giấy thấm ở đáy lọ muối trước rồi mới đổ muối vào!

Mỗi lần sau khi dùng thì nhớ đậy kín nắp. Lọ muối cần được để ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh các nguồn nhiệt như bếp hay ánh mặt trời chiếu nhé!

Đường

chia sẻ mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp đường tại Học Món Việt

Đường nếu không được bảo quản đúng cách thì cũng sẽ gặp tình trạng như lọ muối: chảy nước và vón cục. Đối với đường, các bạn có thể cho một lát bánh mì khô vào lọ hay dùng một mảnh nilon mỏng đậy lên miệng lọ trước khi đóng nắp nhé! Và đừng quên hãy đặt lọ đường ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa ánh nắng mặt trời!

Bên cạnh đó, lọ đường còn là mục tiêu bị kiến dòm ngó nữa! Để tránh kiến, bạn có thể vòng một vài sợi dây thun quanh thân lọ. Mùi nhựa từ sợi dây thun sẽ khiến kiến tránh xa.

Hạt tiêu

chia sẻ mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp hạt tiêu tại Học Món Việt

Hạt tiêu là gia vị được rất nhiều người thích! Hạt tiêu bảo quản tốt sẽ vẫn giữ được hương thơm và vị cay đặc trưng. Các nhà hàng, khách sạn luôn cần một lượng lớn hạt tiêu sẵn sàng để chế biến. Hay đơn giản hơn, nếu bạn mở quán Lẩu Nướng bạn cũng cần mua kha khá hạt tiêu và cần biết cách bảo quản chúng! Trong bếp hạt tiêu thường ở hai dạng: dạng hạt và dạng xay nhuyễn.

Đối hạt tiêu ở dạng hạt, bạn cần để hạt trong lọ kín hoặc đơn giản hơn là trong túi nilon buộc chặt. Còn với hạt tiêu đã xay, bạn cần cho vào trong lọ, đậy kỹ và không được để nước rơi vào. Lọ đựng hạt tiêu cần để ở nơi khô ráo để tránh mốc.

Lưu ý, nếu bạn dùng hạt tiêu xanh thì cần bảo quản trong tủ lạnh để tránh mất nước nhé!

Bạn có hứng thú kinh doanh Lẩu Nướng không? Xem chi tiết tại đây!

Hành tỏi

chia sẻ mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp hành tỏi tại Học Món Việt

Hành tỏi là một trong những loại gia vị thường xuyên được dùng nhất trong chế biến các món ăn hàng ngày hay góp phần làm nhân bánh mì để kinh doanh. Vậy nên những mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp không thể thiếu hành tỏi được rồi! Để bảo quản hành tỏi được lâu, bạn có thể áp dụng 2 cách sau đây:

Có hai cách giúp bạn bảo quản hành và tỏi:

  • Cách thứ nhất: bạn có thể treo hành tỏi lên ở nơi khô thoáng trong bếp.
  • Cách thứ hai: bạn cho hành tỏi vào túi giấy được đục nhiều lỗ để thông gió. Chú ý là không nên để đầy túi nhé! Sau đó dùng kẹp giấy kẹp lại và đặt nơi khô thoáng.

Bạn hoàn toàn không nên bảo quản hành tỏi trong tủ lạnh và hãy chắc chắn rằng không để chung chỗ với khoai tây nhé!

Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm nhân bánh mì mở quán rất HOT hiện nay!

Gừng

chia sẻ mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp gừng tại Học Món Việt

Bên cạnh tác dụng là một loại gia vị, gừng còn được biết đến với công dụng giữ ấm và loại trừ độc tố bệnh khỏi cơ thể. Nhưng gừng không để được lâu vì sẽ khô và thâm đen dần.

Để bảo quản gừng, các bạn hãy cho gừng vào một chậu cát và vùi củ gừng ở trong đó. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng giấy bạc bọc gừng và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Nghệ

chia sẻ mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp nghệ tại Học Món Việt

Để bảo quản nghệ bạn chỉ cần làm tương tự như bảo quản gừng. Chỉ khác một chút là nếu bạn chọn cách bảo quản trong tủ lạnh thì bạn hoàn toàn có thể để trực tiếp củ nghệ vào tủ lạnh mà không cần bọc giấy bạc nhé!

Giấm

chia sẻ mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp giấm tại Học Món Việt

Giấm là gia vị cần được bảo quản cẩn thận vì thành phần có axit, có thể hòa tan các chất độc và cũng rất dễ bay hơi. Để bảo quản giấm một cách tốt nhất, bạn nên đựng giấm trong chai hoặc lọ thủy tinh. Đừng quên đặt lọ giấm ở nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào!

Chanh

chia sẻ mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp chanh tại Học Món Việt

Chanh sẽ rất nhanh bị vàng và có vị đắng nếu không được bảo quản đúng cách. Để chanh tươi lâu, khi mua về, hãy rửa sạch và để ráo nước. Sau đó cho vào túi nilon hoặc hộp kín và để vào ngăn mát tủ lạnh.

Nếu bạn có một miếng chanh cắt dở, hãy úp mặt cắt dở vào một cái chén nhỏ đựng giấm. Sau đó cho vào trong một hộp khác và để vào tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bạn dùng được tiếp miếng chanh dở sau đó nhưng đừng để quá lâu nhé!

Ớt

chia sẻ mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp ớt tại Học Món Việt

Loại gia vị cuối cùng Học Món Việt muốn chia sẻ trong mẹo bảo quản 9 loại gia vị là ớt. Với bột ớt khô, bạn cần bảo quản trong lọ thủy tinh, đậy kín và đặt nơi khô thoáng. Còn với ớt tươi, bạn có thể bảo quản bằng cách: sau khi mua về – rửa sạch – để ráo – cho vào túi zip lock (loại túi nhựa có khóa kéo) và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách này, ớt tươi sẽ giữ được độ tươi ngon rất lâu.

Muốn bảo quản ớt tươi, sau khi mua về, bạn cần rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho vào túi nhựa có khóa kéo zip và để ở ngăn mát tủ lạnh. Sử dụng túi này ớt tươi sẽ giữ được độ tươi ngon rất lâu.

Còn đối với ớt bột, bạn hãy đựng trong lọ thủy tinh, đậy kín và để nơi khô ráo.

Cách sử dụng gia vị tiết kiệm và đúng cách

Ở trên Học Món Việt đã chia sẻ cho các bạn mẹo bảo quản 9 loại gia vị thường dùng trong bếp. Những mẹo bảo quản 9 loại gia vị này giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng chúng. Tuy vậy, bảo quản sai cách hay cất giữ quá lâu cũng sẽ khiến gia vị hỏng, biến chất, ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng món ăn.

Do đó khi mua gia vị, các bạn cần lưu ý:

  • Mua số lượng vừa đủ để chế biến và sử dụng. Không nên mua quá nhiều dẫn đến phải bảo quản và cất giữ trong thời gian quá lâu.
  • Đảm bảo nơi để gia vị và bảo quản gia vị phải khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt và cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
  • Sử dụng các loại chai lọ kín để đựng gia vị, để gia vị không bị mất mùi thơm, chảy nước…
  • Kiểm tra số lượng và chất lượng các loại gia vị thường xuyên để tránh hư hỏng.
chia sẻ mẹo bảo quản 9 loại gia vị trong bếp cách sử dụng gia vị tại Học Món Việt
Các loại gia vị nên được để trong lọ đậy kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt!

Với những mẹo bảo quản 9 loại gia vị được chia sẻ trong bài viết, hy vọng các bạn sẽ giữ được gia vị trong căn bếp của mình luôn tươi ngon cho những món ăn hấp dẫn mỗi ngày!